Các phụ huynh cần đưa trẻ tiêm vắc xin phòng dại để tăng hệ miễn dịch cho bé

Vắc xin phòng dại thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Khi bị nhiễm virus dại, trẻ có thể sẽ tử vong hoặc chịu nhiều di chứng sau này. Điều đáng nói, bệnh dại có thể ngăn ngừa được nếu các bậc phụ huynh đưa con em mình đi tiêm vắc xin phòng dại kịp thời và đầy đủ.

Những kiến thức cơ bản về vắc xin phòng dại

Vắc xin phòng dại là một loại vắc xin chứa virus đã được bất hoạt dùng để tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại. Bệnh dại là bệnh gây ra bởi một loại virus, bệnh lây truyền từ các động vật sang người.

Virus dại xâm nhập vào hệ thần kinh của động vật có vú. Virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể người. Ngày nay, vắc xin phòng dại được cải thiện vượt bậc với sự phát triển của vắc xin phòng dại thế hệ mới. Ngoài lợi ích ngăn ngừa bệnh dại, vắc xin phòng dại hoàn toàn không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Vắc xin phòng dại cũng có thể sử dụng trước và sau phơi nhiễm. Đối với tiêm chủng sau khi phơi nhiễm, vắc xin phòng dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại vì phải mất khoảng 7 – 10 ngày để kháng thể đặc trị phát triển.

Trước khi dùng vắc xin phòng dại bạn nên lưu ý những gì?

Khả năng phản ứng phức hợp miễn dịch từ 2 – 21 ngày sau khi dùng các liều tăng cường HDCV (vắc xin phòng dại từ nuôi cấy trong tế bào lưỡng bội ở người) với các triệu chứng gồm đau khớp, viêm khớp, buồn nôn, khó chịu, phù mạch, sốt và nôn mửa.

Thận trọng khi sử dụng vắc xin ở những bệnh nhân bị chứng rối loạn chảy máu, bệnh nhân đang điều triệu bằng thuốc chống đông, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch trầm trọng. Không được sử dụng vắc xin ở những bệnh nhân được chuẩn đoán mắc bệnh dại. Việc phòng ngừa phơi nhiễm có thể được bắt đầu bất kể từ thời gian từ phơi nhiễm với dịch bệnh, cho đến khi các dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại không còn xuất hiện. Thời kỳ mang thai, đang cho con bú.

Để tiết kiệm chi phí tối đa, khi tiêm vắc xin phòng dại trước phơi nhiễm bằng phác đồ tiêm trong da nên huy động đủ số người tiêm để tất cả các loại vắc xin đã được mở có thể được sử dụng hết trong vòng 6 giờ kể từ khi mở lọ. 3 liều/3 lần đến tiêm. Tiêm bắp hoặc tiêm trong da, 1 liều mỗi lần đến các ngày 0, ngày 7, và ngày 21 hoặc 28. Ngày 0 là ngày đầu tiên đến tiêm, không nhất thiết là ngày bị cắn. 

Nên điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với phác đồ 5 mũi tiêm bắp cho những người bị ức chế hoặc thiếu hụt miễn dịch. Mũi đầu tiên của phác đồ cần tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị phơi nhiễm.

Vắc xin phòng dại có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao giờ đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sỹ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sỹ.

Cho đến nay, nhiều người vẫn lo ngại về ảnh hưởng của vắc xin phòng dại đối với sự phát triển của hệ thần kinh và sức khỏe. Tiêm vắc xin phòng dại chính là cuộc chạy đua của vắc xin với virus dại. Do đó, ngay khi bị chó dại cắn, chó nghi dại hoặc động vật cắn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng.

Không nên chờ đợi theo dõi tình trạng của con chó, cũng không phải lo ngại sự ảnh hưởng của vắc xin phòng dại đến sức khỏe. Tất cả các vắc xin tiêm phòng dại thế hệ mới hiện nay đều rất an toàn. Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu bị chó hoặc động vật nghi dại cắn tại các vị trí nguy hiểm, đặc biệt là gần hệ thần kinh trung ương như mặt, đầu, cổ,…người bệnh cần tiêm phòng càng sớm càng tốt. 

Khi người bệnh được tiêm đúng phác đồ, đúng kỹ thuật, vắc xin được bảo quản tốt, hiệu lực bảo vệ trung bình sẽ là một năm. Thời kỳ ủ bệnh được tính từ thời điểm bị chó cắn đến khi phát bệnh, đây là khoảng thời gian quý báu quyết định khả năng cứu sống người bệnh. Vì vậy, người bị động vật cắn cần phải đi khám để tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt.

================

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ SÀI GÒN

Địa chỉ: 61/33 Mã Lò, P. Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 028 3762 6879 – 0905 843 781

Email: sgmjsc@yahoo.com

Website: www.vacxinsaigon.com

Bài viết có thể bạn quan tâm: Vaccine 5 trong 1 – những điều cần biết không thể bỏ qua